Tổng quan về bệnh lý sa trực tràng ở nam giới. Sa trực tràng là bệnh lý xuất phát từ hậu môn. Đây là căn bệnh không những làm tác động tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau nhé.
Sa trực tràng là hiện tượng một hoặc toàn bộ trực tràng mất liên kết với nhau dẫn đến chui qua ống hậu môn và chòm ra bên ngoài.
Sa trực tràng thuộc căn bệnh lành tính, không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng sẽ bất tiện đối với sinh hoạt của bệnh nhân. Khối sa có khả năng kẹt lại bên ngoài dẫn đến nghẹt ống hậu môn và thậm chí hoại tử.
Sa trực tràng do nhiều yếu tố và từng mức độ khác nhau nên cũng cần phải áp dụng cách chữa khác nhau nhằm đáp ứng cho mỗi bệnh nhân. Sa trực tràng bao gồm hai loại chính là sa niêm mạc và sa hoàn toàn.
Thông thường, phần niêm mạc hậu môn sẽ đảo lộn lại nhằm hỗ trợ phân thoát ra bên ngoài dễ dàng hơn mỗi khi đại tiện. Sau đó, chúng sẽ tự co lại nhờ vào tính đàn hồi. Với những quý ông mắc sa niêm mạc, những mô của trực tràng căng dãn và kéo dài quá mức, chúng không những đảo ngược thường xuyên mà còn mất đi tính đàn hồi.
Thời gian đầu, chỉ lớp niêm mạc hậu môn bị sa ra ngoài. Càng về sau sẽ lan ra và sa toàn bộ niêm mạc. Cấp độ sa niêm mạc được chia thành 4 loại chính như:
Sa niêm mạc trong quá trình rặn rồi tự co vào sau quá trình đại tiện.
Sa khi rặn và không thể tự co vào, cần tác động ngoại lực để giúp chúng trở về trạng thái ban đầu.
Sa khi đại tiện và cả trong sinh hoạt thường ngày.
Thường xuyên bị sa trực tràng kể cả không hoạt động thể chất.
Tổng quan về bệnh lý sa trực tràng ở nam giới
Đây là thời kỳ nặng của sa trực tràng. Với tình trạng sa thông thường chỉ có phần trực tràng bị sa còn phần ống hậu môn vẫn giữ được trạng thái bình thường. Thế nhưng sa toàn bộ là khi phần bóng trực tràng và ống hậu môn đều đảo ngược ra bên ngoài hậu môn.
Sa trực tràng hoàn toàn bao gồm 4 mức độ như:
Mức độ 1: Trực tràng sa xuống khi rặn đại tiện hoặc khi dùng sức quá mức rồi sẽ tự co lên bình thường. Khi đó, bệnh chưa làm tác động đến bệnh nhân.
Mức độ 2: Sa trực tràng khi rặn đi ngoài và co lại chậm sau đó cần dùng tay đẩy vào trong. Ngoài ra, khi đó niêm mạc có dấu hiệu phù to và hậu môn có xu hướng bị lõm.
Mức độ 3: Sa trực tràng ngay cả khi chỉ dùng sức nhẹ như: Đi bộ, ho và không co lại được. Khi này niêm mạc trực tràng đã hoại tử, hậu môn mất trương lực, niêm mạc xuất huyết và đại tiện mất kiểm soát.
Mức độ 4: Trực tràng luôn luôn sa ra ngoài kể cả khi không dùng sức nhiều. Niêm mạc xuất hiện các vết loét và hoại tử, cơ thắt mất hoàn toàn trương lực, không thể giữ nước tiểu, đại tiện không tự chủ. Khi đó, người bệnh bị rối loạn hậu môn, tinh thần căng thẳng, có khả năng mọc mụn mủ đáy hậu môn làm đau rát dữ dội.
Ngay khi phát hiện bệnh sa trực tràng, bệnh nhân cần thăm khám ngay để được can thiệp điều trị sớm. Quá trình chữa không chỉ hỗ trợ chấm dứt bệnh mà còn giúp giảm đau đớn và khó chịu.
Hiện sa trực tràng đang được chữa bằng hai cách sau là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa:
Cách này phổ biến áp dụng cho trường hợp bệnh còn nhẹ. Chuyên gia sẽ dựa trên tình hình bệnh mà kê thuốc điều trị. Thường thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc uống kết hợp với thuốc bôi nhằm tăng độ hiệu quả chữa trị.
Trong khi áp dụng chữa nội khoa, người bệnh cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và nghỉ ngơi điều độ để tình trạng bệnh nhanh chóng hồi phục.
Áp dụng điều trị nội khoa tuy tiện lợi nhưng cũng có nhược điểm là không thể chữa dứt điểm và bệnh rất dễ tái lại nhiều lần.
Sa trực tràng ở nam giới điều trị như thế nào?
Trường hợp bệnh nặng, sử dụng thuốc không mang đến hiệu quả thì can thiệp ngoại khoa là phù hợp và mang đến hiệu quả hơn.
Nhiều cách phẫu thuật khác nhau tùy vào mức độ bệnh của từng người. Trong đó, một vài phẫu thuật thường được áp dụng như:
Cắt bỏ hậu môn đáy chậu: Loại hình phẫu thuật này hỗ trợ cắt bỏ phần sa trực tràng ra bên ngoài. Khi tiến hành người bệnh thường được gây mê tủy sống để hỗ trợ giảm tỷ lệ biến chứng, ngoài ra giúp phục hồi tốt hơn.
Cắt đại tràng xích ma: Khi thực hiện cách này, chuyên gia sẽ cắt bỏ phần đại tràng xích ma. Tiếp đến sẽ cố định lại trực tràng vào trong cấu trúc xương nhằm không để chúng sa ra ngoài nữa.
Cố định trực tràng: Trường hợp này, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định thực hiện cố định lại phần trực tràng mà không cần tiến hành cắt đại tràng xích ma.
Để biết thêm chi tiết, vui lòng gọi đến số đường dây nóng: 0251 381 9288 hoặc nhấn vào "Bảng tư vấn" bên dưới để nhận được tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên gia y tế của chúng tôi.