Nguyên nhân và biểu hiện của hẹp niệu đạo. Hiện tượng hẹp niệu đạo xuất hiện đã gây không ít phiền toái cho người bệnh đặc biệt là trong sinh hoạt và chuyện chăn gối của các quý ông. Để biết thêm thông tin chi tiết mời quý bạn đọc hãy cùng dõi theo nội dung sau đây.
Niệu đạo được biết đến là đoạn ống dẫn lưu nước tiểu từ trong bàng quang ra khỏi cơ thể. Với cánh mày râu niệu đạo còn có vai trò là đường ông đưa tinh dịch ra bên ngoài. Chính vì thế, niệu đạo của nam giới sẽ dài hơn gấp 6 lần so với nữ giới. Vì thế, hiện tượng hẹp niệu đạo ở các quý ông cũng diễn ra phổ biến hơn.
Hẹp niệu đạo là khi đoạn ngắn hoặc dài của niệu đạo có hiện tượng bị thu hẹp. Khu vực hẹp càng dài và chia thành nhiều đoạn thì dòng nước tiểu thoát ra sẽ bị suy giảm đáng kể. Trường hợp nặng có khả năng làm ảnh hưởng hoàn toàn đến dòng tiểu.
Thế nào là hẹp niệu đạo?
Nhiều người bệnh đặt ra câu hỏi vậy hẹp niệu đạo có phải là hiện tượng hẹp niệu quản không? Thì các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc xin trả lời như sau: Đây là hai bộ phận hoàn toàn độc lập trong hệ tiết niệu. Bởi thế, đây cũng được xem là hai bệnh lý riêng biệt và không có liên quan đến nhau.
Nói một cách cụ thể, niệu quản là đường ống dẫn nước tiểu từ trong thận xuống đến bàng quang, còn niệu đạo là đường ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể. Thế nhưng, dấu hiệu của bệnh sẽ dễ gây hiểu lầm nên nam giới cần thăm khám để được bác sĩ chuẩn đoán chính xác bệnh và có hướng khắc phục kịp thời.
Những tác nhân dẫn đến tình trạng hẹp niệu đạo ở nam giới gồm:
Bênh nhân mắc viêm niệu đạo, viêm nhiễm bao quy đầu, giang mai, lậu, viêm tuyến tiền liệt,...
Hẹp niệu đạo có khả năng xuất phát từ các chấn thương do tai nạn tại bàng quang, niệu đạo hoặc vùng chậu.
Tác nhân kế tiếp có khả năng do biện pháp chữa ngoại khoa liên quan đến niệu đạo hay hậu phẫu tuyến tiền liệt trước đây.
Yếu tố cuối cùng và thường khá ít gặp là hẹp niệu đạo bẩm sinh hoặc hẹp sau thủ thuật tạo hình niệu đạo.
Hẹp niệu đạo làm ảnh hưởng và gây cảm giác bất tiện cho bệnh nhân, các biểu hiện của bệnh gồm:
Tiểu đau rát, tiểu khó, tiể rắt, tiểu không hết.
Tiểu yếu, nhỏ giọt, có khả năng thành nhiều tia nước tiểu.
Gặp khó ở đầu bãi tiểu, bí tiểu hay tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu ít.
Nguyên nhân và biểu hiện của hẹp niệu đạo
Có khả năng lẫn máu trong nước tiểu.
Đối với cánh mày râu máu có khả năng lẫn trong tinh dịch, xuất tinh yếu.
Cảm giác chướng trong bàng quang.
Người bệnh có nguy cơ bị đau nhói vùng chậu khu vực từ rốn lên xương chậu.
Khi không được can thiệp chữa trị đúng cách, bệnh sẽ dần phát triển thành mãn tính và gây nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm, cụ thể như:
Đọng nước tiểu trong bàng quang gây tắc nghẽn ngược dòng, nước tiểu sẽ được tống lên thận và dẫn đến giãn đài bể thận, suy thận, giãn niệu quản.
Đọng nước tiểu lâu ngày còn gây sỏi tiết niệu bởi sự kết tinh của tinh thể khoáng chứa trong lượng nước tiểu được tạo ra.
Người bệnh còn có khả năng bắt gặp hiện tượng dẫn đến nhiều bất tiện trong sinh hoạt chẳng hạn như rò rỉ nước tiểu tại vùng da bìu, khiến xuất hiện nhiễm trùng, viêm loét hoặc áp xe.
Hẹp niệu đạo còn gây tác động tới chức năng tình dục của các quý ông và có nguy cơ dẫn đến xuất tinh sớm, liệt dương hay vô sinh.
Thông qua các xét nghiệm các bác sĩ đã chẩn đoán được bệnh, sau đó sẽ chỉ định phương án chữa trị đúng khoa học. Cụ thể là:
Đây là biện pháp chữa mà bác sĩ sẽ dùng que nong hoặc ống thông có kích thước tăng dần nhằm làm rộng đoạn niệu đạo bị hẹp. Thủ thuật này cần thực hiện nhiều lần với nhiều loại kích thước ống thông và cần đặt ống thông niệu đạo để nước tiểu có thể lưu thông và hỗ trợ phục hồi vết thương nhanh chóng.
Cách này còn được gọi là cắt hẹp niệu đạo. Các chuyên gia sẽ dùng ống nội soi có gắn lưỡi dao hay tia laser trên đỉnh đâof, đưa vào trong niệu đạo đến khu vực hẹp và cắt vị trí bị hẹp. Tiếp đến sẽ tiến hành nối lại vị trí đã cắt và đặt ống thông niệu đạo đến khi vết thương được lành lặn.
Cách chữa hẹp niệu đạo hiệu quả hiện nay
Phương pháp này ít xâm lấn được dùng cho cả hai bệnh hẹp niệu đạo và hẹp niệu quản. Bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa stent kim loại vào khu vực hẹp nhằm làm rộng ra.
Bác sĩ sẽ tiến hành tạo hình đoạn hẹp thông qua việc cắt bỏ vị trí hẹp và nối hai đầu lại với nhau. Đây là cách được sử dụng cho đoạn hẹp ngắn. Đối với đoạn dài bác sĩ lúc này không thể cắt mà sẽ rạch đoạn hẹp và mượn các tổ chức mô nhằm mở rộng đoạn hẹp. Bước cuối người bệnh sẽ được đặt ống thông niệu đạo và rút ống thông sau khi bệnh được kiểm soát.
Nếu như những chia sẻ trên chưa giúp được quý bạn đọc trả lời cho thắc mắc của bản thân thì hãy gọi vào HOTLINE 0251 381 9288 để bác sĩ trực tiếp tư vấn hoàn toàn miễn phí.