Không ít bậc phụ huynh hoang mang lo lắng khi phát hiện con mình 4 tháng tuổi đã bị hẹp bao quy đầu. Vậy Hẹp bao quy đầu ở trẻ 4 tháng tuổi có nên điều trị hay không? Hãy cùng các bác sĩ Tại Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây để có cái nhìn toàn diện, trực quang hơn hơn về tình trạng này ở trẻ nhé!
☘ Hẹp bao quy đầu ở trẻ 4 tháng tuổi là biểu hiện lớp da quy đầu bịt kín hoàn toàn hay gần hết dầu dương vật. Khi cha mẹ quan sát có thể nhận thấy chỉ có một lỗ nhỏ ở đầu dương vật, đôi khi không nhìn thấy được chỉ khi trẻ đi tiểu mới thấy tia nước đi ra ở lỗ nhỏ của đầu dương vật. Nếu người nhà dùng tay kéo nhẹ phần da này xuống sẽ cảm giác da căng đồng thời lớp da này không thể kéo xuống được nhiều.
Hình ảnh hẹp bao quy đầu ở trẻ 4 tháng tuổi
☘ Theo số liệu thống kê cho thấy các bé trai, có tỷ lệ trẻ 4 tháng tuổi đã bị hẹp bao quy đầu chiếm tới 96% trên tổng số trẻ sơ sinh. Theo các bác sĩ khoa nhi tại Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc cho biết đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thướng ở hầu hết các bé trai khi mới sinh. Đó là cơ chế sinh lý của dương vật, phần da quy đầu bao kín chỉ để bảo vệ quy đầu trong quá trình bé trong bụng mẹ sau đó chào đời. Theo thời gian, dấu hiệu hẹp bao quy đầu dần giảm đi, khi trẻ tới 3 tuổi tỷ lệ bị hẹp bao quy đầu chỉ còn 16% và tới khi trưởng thành chỉ còn 1%. Như vậy, khi trẻ 3 tuổi, lớp da quy đầu đã tự lộn xuống được giúp việc tiểu tiện diễn ra bình thường. Một số trường hợp khác trẻ có thời gian lộn da quy đầu chậm hơn sau 4 tuổi.
☘ Như vậy, thì tình trạng ở trẻ 4 tháng tuổi bị hẹp bao quy đầu không đáng lo ngại như các bậc phụ huynh vẫn nghĩ.
☘ Tình trạng này chỉ được xác định là bất thường nếu trẻ 4 tháng tuổi hầu như hoàn toàn không đi tiều được, không tìm thấy lỗ tiểu, nước tiều bị ứ đọng, sưng phồng bên trong lớp da quy đầu. Đó là do phần da quy đầu chặn lại nên nước tiểu không thoát ra ngoài được. Khi đó, việc can thiệp là cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ càng sớm càng tốt.
Xem thêm bài liên quan:
Hẹp bao quy đầu có nên cắt không
Chữa hẹp bao quy đầu tại nhà hiệu quả cho nam giới ?
Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh nguy hiểm không và cách xử lý
→ Biểu hiện hẹp bao quy đầu ở trẻ 4 tháng tuổi là phần da ở đầu dương vật ôm sát quy đầu. Tình trạng này ở các bé trai sẽ được cải thiện dần theo từng độ tuổi cho đến khi trưởng thành thì lớp da này có biểu hiện lộn ra phía sau để lộ hẳn phần uy đầu ra bên ngoài.
→ Nhưng một số trường hợp không thể tự lộn ra được và cần có các phương pháp chữa trị thì dương vật mới bình thường được. Vì vậy bố mẹ cần theo dõi ngay từ khi còn nhỏ để có biện pháp chữa trị phù hợp theo từng độ tuổi của bé.
Biểu hiện hẹp bao quy đầu ở trẻ 4 tháng tuổi
→ Biểu hiện hẹp bao quy đầu có thể dễ dàng quan sát là tình trạng trẻ bị đau đớn, không chịu đi tiểu, khi tiểu bao quy đầu sẽ phồng lên do lớp da này không mở ra được khiến nước tiểu bị ứ đọng bên trong. Nước tiểu có màu đục kem theo mùi khai khi trẻ đi tiểu, biểu hiện này không chỉ xuất hiện một vài lần mà với tần suất nhiều khi trẻ 4 tháng tuổi có dấu hiệu bị hẹp bao quy đầu.
Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ đều có thể trải qua quá trình phát triển cậu nhỏ bình thường. Một phần nhỏ trong đó sẽ rơi vào tình huống hẹp bao quy đầu bẩm sinh do hẹp bao quy đầu bệnh lý.
Vì vậy, khi phát hiện con mình 4 tháng tuổi đã bị bị hẹp bao quy đầu, bố mẹ cần phải lưu ý những vấn đề sau đây:
– Nếu trẻ 4 tháng tuổi vẫn tiểu tiện bình thường, nước tiểu chảy ra ngoài hết, không ứ đọng ở da bao quy đầu, dương vật không có biểu hiện sưng phồng, không có tình trạng quấy khóc khi tiểu tiện thì phụ huynh chưa cần lo lắng. Người nhà có thể quan sát kỉ hơn, trong thời gian cho tới khi trẻ 3 được tuổi mà tình trạng này không thấy có bất cứ biểu hiện bất thường nào, bé khỏe mạnh tăng cân, da bao quy đầu dần dần lộn xuống thì hoàn toàn có thể yên tâm.
Nên làm gì khi trẻ 4 tháng tuổi bị hẹp bao quy đầu
– Nhưng với trường hợp trẻ hoàn toàn không tiểu tiện được, phải dùng tay kéo nhẹ lớp da bao quy đầu mà vẫn không nhìn thấy được lỗ tiểu, hay lỗ tiểu rất nhỏ khít khi trẻ đi tiểu mới thấy có nước chảy ra, kèm theo đó là dương vật bị sưng phồng, khi tiểu trẻ khoc lóc không dám đi thì nên nhanh chóng đưa bé đi thăm khám càng sớm càng tốt. Trong trường hợp khi trẻ 4 tháng tuổi mà các dấu hiệu vẫn bình thường nhưng đến khi được 3 tuổi lớp da quy đầu vẫn chưa có biểu hiện lộn xuống thì khi đó mới cần cho bé đi thăm khám và tìm phương pháp chữa trị phù hợp cho trẻ.
Theo thời gian, bao quy đầu của các bé trai sẽ tự tuột xuống khi trẻ khoảng một tuổi, hầu hết dương vật sẽ phát triển bình thường khi trẻ 4 tuổi, một số trường hợp sẽ muộn hơn đến khi bé 4 tuổi và dậy thì.
Phụ huynh và người nhà khi chăm sóc trẻ bị hẹp bao quy đầu cần biết cách vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, để ngăn ngừa viêm nhiễm.
- Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Cần chú ý thay tã cho bé thường xuyên, tránh bị hăm tã cũng như gây kích ứng da. Rửa bộ phận sinh dục khi tắm hằng ngày.
- Cha mẹ không nên cố gắng tuột mạnh bao quy đầu vì có thể dẫn đến nguy cơ rách, chảy máu, sẽ gây sạo sau này dẫn đến tình trạng hẹp bao quy đầu bệnh lý.
Cách chăm sóc trẻ bị hẹp bao quy đầu
- Khi vệ sinh chỉ cần dùng tay kéo nhẹ nhàng bao quy đầu của trẻ xuống, khi bao quy đầu của trẻ đã tuột được một phần hay hoàn toàn thì lúc này bố mẹ có thể rửa và lau khô.
Sau đó, phải kéo da bao quy đầu trở lại bình thường phủ lên đầu dương vật, nếu không sẽ gây ra tình trạng bị nghẹt bao quy đầu.
- Khi trẻ lớn hơn, có thể hướng dẫn bé trai cách tự vệ sinh cậu nhỏ của mình.
Xem thêm:
Thuốc Bôi Hẹp Bao Quy Đầu Có An Toàn, Hiệu Quả Thế Nào
Như vậy, với Hẹp bao quy đầu ở trẻ 4 tháng tuổi có nên điều trị hay không? Bố mẹ cần phải bình tĩnh đồng thời chủ động tìm hiểu theo dõi kỹ các biểu hiện của con mình để biết cách xử lý sớm, giúp giảm bớt các nguy cơ viêm nhiễm các bệnh lý nam khoa về sau. Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh lý này phụ huynh có thể liên hệ ngay đến các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc qua số Hotline: 0251 381 9288 để được tư vấn miễn phí ngay nhé.